Quan điểm về vũ trụ của triết học phương Đông
Quan điểm về vũ trụ của TQ là : Hư vô sinh Thái Cực, Thái
Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ
tượng sinh Bát quái, Bát quái biến hoá khôn cùng.
Theo một ṿng lớn (Đại luân) là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm
và quay lại từ đầu.
Hư vô là trống rỗng không có ǵ.
Thái Cực là một điểm duy nhất khởi đầu, thủy
nguyên của vạn vật.
Lưỡng nghi là Âm
và Dương
Tứ tượng là Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần
Bát quái là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Biến hoá khi chồng quẻ thành Kinh dịch
(Hai cái sau đi xa khỏi Thiên Văn học rồi)
Dương và Âm là hai bản
thể không bao giờ tách rời, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, cái này thịnh
th́ cái kia suy và ngược lại.
Nếu trong một tổng thể lớn th́ luôn luôn có phần tử mang tính Âm và phần tử mang
tính Dương. Nhưng mỗi phần tử nếu xét riêng nó là một tổng thể th́ nó lại là
tổng hoà của Âm và Dương. Đă có Dương khắc có Âm. Giống như cục nam châm bao giờ
cũng có cực nam cực bắc nhưng khi chặt ra th́ mỗi phần lại có cực nam cực bắc
của nó.
Dương là những yếu tố sáng, nóng, động, tích cực, nam, phát triển, mở rộng...
Âm là yếu tố tối, lạnh, tĩnh, tiêu cực, nữ, suy thoái, thu hẹp....
Nếu biểu diễn Dương là vạch liền: ----- và Âm là vạch đứt: -- -- th́ chu kỳ vũ
trụ như sau:
O --> 1--> ----- và -- -- là Lưỡng nghi
Tứ tượng: Nhật: là vầng Thái Dương: mặt trời: ====
Nguyệt: vầng Thái Âm: mặt trăng: == ==
Tinh: Thiếu Âm: là các v́ sao:
Thiếu Dương: là các "v́ sao" ban ngày, ánh sáng của nó bị ánh sáng của Thái
Dương che khuất.
Hăy xét với quan điểm hiện đại của Thiên văn học hay Vật lư hiện đại th́ xem ra người Trung hoa cổ đại đă khái quát hoá từ lâu rồi.
Hư vô: không có ǵ cả, không có thông tin, đó là trước khi h́nh thành Vũ trụ, không có Thời gian, Không gian....
Thái Cực: h́nh thành Chất điểm ban đầu của
Vụ nổ Lớn (Big Bang)
Và rồi: Big Bang: Thái Cực đă h́nh thành, chứa đựng trong nó tất cả những
nguồn gốc Vật chất của Vũ trụ, nhưng những nguồn gốc này vẫn chưa phân tách.
Lưỡng Nghi: Dương và Âm: hạt và phản hạt, sóng và phản sóng, điện tích dương và điện tích âm, lực đẩy và lực hút,... Âm Dương luôn tồn tại: Lỗ đen và Lỗ trắng, Vật chất và phản Vật chất.....
Chu kỳ của Tứ tượng:
Thái Dương: sự phát triển mở rộng mạnh mẽ: Vũ
trụ giăn nở nhanh đồng đều về mọi hướng, không có khái niệm tâm, mà mọi hướng
đều giăn nở, các lực đẩy (yếu tố Dương) rất mạnh, Dương là cực thịnh. Tuy nhiên
trong ḷng nó cũng đă có những lực hút (yếu tố Âm)
Thiếu Dương: sự phát triển đó chậm lại. Vẫn
giăn nở nhưng không c̣n nhanh như trước, khi các lực đẩy (Dương) đă không c̣n
thắng được các lực hút (Âm) th́ sang giai đoạn sau
Thái Âm: sự suy thoái, khi lực hút (Âm) đủ
mạnh th́ Vũ trụ co lại rất nhanh
Thiếu Âm: Vũ trụ co lại chậm dần
Để đến lúc nào đó trở về Vụ Co lớn - Big Crunch.
Không phải kết thúc, mà bắt đầu cho một chu kỳ mới. Quá tŕnh lặp lại
...
Trong Phật giáo cũng có chu kỳ tương ứng là: Thành - Trụ - Hoại - Không,
tương tự trên.
Tuy nhiên tư tưởng của Phật giáo c̣n cao hơn một bậc.
Đó là "Tam thiên vũ trụ" "Ngoài Vũ trụ này c̣n Vũ trụ khác".
Như vậy một chu kỳ trên cũng chỉ là một khoảnh khắc trong một Chu kỳ vĩ đại hơn,
của những Thực thể vĩ đại hơn mà con người có thể không nhận thức được.
Và khái niệm đó mở rộng đến Vô cùng vô tận.
Thuyết Âm -
Dương đặc trưng bởi ṿng tṛn Đại luân, Âm thịnh Dương suy, Âm thăng
Dương giáng, trong Âm có Dương và ngược lại.
Khái niệm này đâu có xa lạ với Thiên văn học. Mọi Vật chất đều song hành với cái
đối lập của nó hoặc cái bổ sung cho nó.
Đời sống một ngôi sao cũng không khác ǵ Vũ trụ. Từ các hạt Vật chất, bụi
khí...bị lực hút tác động mà tập trung lại (Giống như thần thoại Trung Hoa:
Khí nặng mà đục đọng lại thành Đất, khí nhẹ mà trong bay lên thành Trời).
Khi một ngôi sao phát sáng, đó là thời kỳ Thái Dương
của nó. Có thể nói Mặt trời hay vầng Thái Dương của chúng ta đang ở trong thời
kỳ Thái Dương của nó. Và kéo theo là sự sống trên Hành tinh xanh cũng đang ở vào
thời thịnh.
Nhưng rồi các ngôi sao hay Mặt trời cũng không thể sáng măi. Yếu tố
Dương (sinh nhiệt, ánh sáng, quá tŕnh đốt cháy, lực
đẩy...) không c̣n đủ mạnh để duy tŕ. Bản thân ngay trong khi đang Thái Dương
th́ các yếu tố Âm (mất nhiệt, lực hút...) vẫn tồn
tại, nay mạnh hơn. Tổng hoà cân bằng yêu cầu các yếu tố Dương suy yếu, nhưng vẫn
mạnh hơn yếu tố Âm. Giai đoạn Thiếu Dương chờ
đợi để chuyển sang giai đoạn Thái Âm. Giai
đoạn này ngôi sao suy sụp nhanh chóng. Các lực hấp dẫn mạnh hơn lực đẩy, năng
lượng từ các phản ứng không giữ được cân bằng nữa. Và ngôi sao đổ sụp vào trong.
Nó đang Chết. Các lực hút cực mạnh có thể biến ngôi sao thành Lỗ đen. Lỗ đen là
một h́nh ảnh của Thái Âm, của suy thoái tột độ.
Nhưng không hẳn ngôi sao nào cũng suy sụp thành lỗ đen. Nó chậm lại, đó là
Thiếu Âm. Nhiều trường hợp h́nh thành sao lùn
trắng. Một chu kỳ mới ở cấp độ nhỏ hơn h́nh thành.
Thuyết Âm Dương trong Thiên Văn đi kèm với thuyết Ngũ hành: Kim Mộc Thuỷ
Hoả Thổ.
Thuyết Âm Dương có từ thời Thượng cổ, Tam Hoàng Ngũ đế tức là 2800 năm trước CN,
c̣n thuyết Ngũ hành thịnh vào đời nhà Tần 200 năm trước CN.
Người Trung Hoa cổ đại đă phân loại các ngôi sao trong Vũ trụ theo năm cấp độ sáng hoàn toàn đúng với quan sát ngày nay, và năm cấp độ sáng đó cũng tương ứng với Ngũ sắc của Ngũ hành. Đó là
Màu xanh: màu của hành Mộc : những sao bề
mặt nóng nhất, trên 20.000 oC
Màu trắng: màu của hành Kim: những sao nhiệt
độ 10 - 15 ngh́n độ
Màu vàng : màu của hành Thổ: sao bề mặt nóng
6000-9000 độ
Màu đỏ: màu của hành Hoả: sao nóng 2000 - 5000
độ
Màu đen: màu của hành Thuỷ: sắp nguội hẳn
Mặt trời của chúng ta thuộc loại sao màu Vàng
Tiêu biểu cho các sắc màu là các v́ sao mang màu sắc rơ rệt bằng mắt thường
thấy được. Ví dụ sao Tâm Tú là tượng trưng cho màu đỏ của các sao (không phải
Sao Hoả)
Trong sử kư Tư Mă Thiên về Thiên văn có chỉ ra năm ngôi sao tượng trưng cho ngũ
sắc. Đặc biệt ngôi sao tượng trưng cho màu Vàng
th́ đến nay sau 2000 năm nó đă chuyển sang màu Đỏ
hoàn toàn. Đó là hiện tượng nguội của sao duy nhất mà con người nh́n thấy bằng
mắt thường cho đến nay.
Ngũ hành c̣n tượng trưng cho năm phương:
Mộc thuộc phương Đông
Kim thuộc phương Tây
Thuỷ thuộc phương Bắc
Hoả thuộc phương Nam
Thổ thuộc phương trung tâm
Thường hay nhầm lẫn giữa các sao có màu sắc thuộc ngũ hành với các Sao Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ v́ các Sao (viết hoa) này không phải sao mà là hành tinh. V́ vậy nếu viết sao thuỷ là hoàn toàn sai.
Sao Thuỷ gần Mặt trời nhất, có
sắc xanh nhưng rất khó nh́n thấy đặc biệt trong điều
kiện thành phố hiện nay.
Sao Thuỷ người Trung hoa gọi là Bắc Thần ngũ khí Thuỷ Diệu, trông coi bởi
Thuỷ Đức tinh quân và cho rằng Thuỷ hội tụ bởi 5 khí.
Sao Kim là Sao quan trọng nhất, sáng nhất bầu trời vào lúc sáng sớm và
trước khi trời tối. Sao Kim mang sắc Trắng rất rơ, được gọi là Tây Đoài Thất
khí Thái Bạch, hay Hàm Tŕ Kim tinh, trông coi bởi Thái Bạch Kim Tinh
là ông già họ Lư. Sao Kim c̣n được gọi bằng hai tên khác là Khởi minh tinh
(Sao báo trời sáng) và Trường Canh tinh (Sao báo đêm dài tới - v́ vậy
Thái Bạch Kim Tinh c̣n được gọi là Lư Trường Canh)
Phương Tây đặt tên Sao Thuỷ là vị thần báo tin v́ Sao này chuyển động quanh mặt
trời với chu kỳ ngắn nhất. C̣n phương Đông coi vị tinh chủ của Sao Kim là Sứ giả
của trời.
Sao Hoả mang màu đỏ, hành tinh mà chúng ta quan tâm nhiều nhất có tên gọi là Nam ly Tam khí Vân Hán, hoặc c̣n gọi là Huỳnh Hoặc Tam khí Hoả đức. Hành tinh này chuyển động lệch chu kỳ quanh mặt trời so với trái đất nên người Trung Hoa cổ đại thấy nó di chuyển không theo quy luật, lúc tiến lúc lui trên trời đêm nên cho nó là huyễn hoặc nhất, nên cũng được coi là điềm báo về tai hoạ (Sao Huỳnh hoặc lâm vào địa phận cung Tử Vi là Vua gặp nạn...) Đọc truyện TQ thấy nói lửa Tam muội, cũng là do Tam khí ở đỉnh cao hội lại, lửa này không ǵ dập nổi.
Sao Mộc, to nhất hệ Mặt trời, được gọi là Đông chấn Cửu khí Mộc Đức, v́ được cho rằng Mộc vào phương Đông do 9 khí hợp lại mà thành.
Sao Thổ có màu hơi vàng được gọi là Trung Ương Nhất khí Thổ Tú.
Năm Sao trên cùng với Mặt trời - Sao Thái Dương do Thái Dương Thiên
vương làm chủ và Mặt trăng - Sao Thái Âm do Thái Âm thiên vương làm chủ
hợp thành Thất chính (Bẩy Thiên thể chính yếu)
Nếu thêm hai ngôi nữa là La Hầu và Kế Đô tạo thành Cửu diệu.
Thỉnh thoảng c̣n thêm hai ngôi Khí và Bột thành 11 Đại diệu.
(Bốn ngôi sao sau Chitto cũng không biết chính xác là hằng tinh nào sáng thế mà được xếp vào hàng những thiên thể quan trọng nhất của Thiên tượng - việc đối chiếu các ngôi sao trong Thiên văn học phương Đông với Thiên văn học hiện đại mong các chuyên gia trong box nói chính xác giúp)
Quan điểm này tuy mang tính thần thánh nhưng cũng là những quan sát cực kỳ quan trọng. Đó là một trong những ghi chép chính xác về các hiện tượng Thiên văn. Ví dụ việc phát hiện quỹ đạo của Sao Hoả cũng như Tuế sai đă được người Trung Hoa biết từ lâu rồi.
Bản thân người Trung Hoa cũng cổ đại cũng đă hiểu Sao Thuỷ không có màu
sắc thuộc hành Thuỷ, chứ không phải chờ đến khi Dr Slump phát hiện.
Có ba tên gọi hay bị nhầm lẫn: sao Bắc Đẩu (hay Bắc Cực), cḥm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Thiên Cực:
* Sao Bắc Cực chỉ hướng Bắc theo trục Bắc - Nam của Trái đất. Nhưng do Trục Trái đất không đẳng hướng mà quay ṿng (tuế sai) theo chu kỳ khoảng 25.800 năm nên sao Bắc Cực cũng thay đổi. Hiện giờ Bắc Cực nằm trong cḥm Tiểu Hùng, nhưng trước đây nằm trong cḥm Vũ Tiên, rồi Thiên Long, đến khoảng năm 10.000 sẽ là sao trong cḥm Tiên Hậu, khoảng năm 14000 nằm trong cḥm Thiên Cầm.
* Cḥm sao Bắc Đẩu gồm 7 ngôi (Bắc Đẩu thất tinh) chính là cḥm Đại
Hùng tinh. Trước khi Văn minh phương Tây du nhập th́ TQ vẫn chỉ gọi là cḥm
Bắc Đẩu, sau này mới dịch "The Great Bear" là Đại Hùng tinh
(con gấu lớn).
Bắc Đẩu thất tinh gồm 7 ngôi rất sáng h́nh cái gáo, từ dây đi lên là các
ngôi Dao Quang, Khai Dương, Ngọc Hoành, Thiên Quyền, Thiên Cơ, Thiên Toàn,
Thiên Xu.
Ngôi sao Thiên Quyền tuy không sáng bằng các ngôi sao kia nhưng ở vị trí
chính giữa nên được coi là ngôi quan trọng nhất của cḥm này, là chủ tinh, nơi ở
của Trung Cung Bắc Cực Tử Vi đại đế, mà dân gian gọi là ông Bắc Đẩu,
người viết sổ Sinh cho nhân loại.
Bởi vậy khi cúng sao xin thọ, người ta xếp 7 ngọn đèn theo h́nh cḥm Bắc Đẩu,
trong đó ngọn đèn giữa ứng với sao Thiên Quyền được coi là đèn Bản mệnh.
Ngược lại Bắc Đẩu chuyên sinh là Nam Tào chuyên tử. Tuy nhiên người TQ ở Bắc bán cầu th́ không thể xác định cḥm sao nào hoặc ngôi sao nào là sao Nam Tào được, nên chỉ có tên mà không có thực, người ta cho Nam tào là cḥm sao gồm 9 ngôi.
* Sao Bắc Thiên Cực không trùng với sao Bắc Cực, mà lệch một chút về phía cḥm Bắc Đẩu (Đại Hùng). Sao Bắc Thiên Cực cố định, không thay đổi khi trục quay của Trái đất đảo.
Trong Sử kư Tư Mă Thiên có ghi : "Tần Thuỷ Hoàng làm cung A Pḥng, đổi Tín cung thành Cực miếu để bắt chước sao Thiên Cực, sai làm đường phức đạo từ cung A Pḥng vượt qua sông Vị măi đến tận Hàm Dương để bắt chước con đường của sao Thiên Cực, sao này qua sông Ngân Hà đến tận sao Dinh Thất" (Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ)
Không biết sao Thiên Cực có phải là sao Bắc Thiên Cực không?
Nếu đúng th́ do Trái đất quay, các cḥm sao dịch chuyển tương đối so với Thiên
hà của chúng ta nên nh́n thấy sao di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác so
với Ngân Hà.
Nhưng nói chung, ngoại trừ các Sao Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, không có sao nào chuyển
động so với các sao khác cả, chỉ có các hành tinh thôi.
Bác nào chỉ dẫn giúp, không biết có bao nhiêu sao chuyển động tương đối trên bầu trời so với Ngân Hà và các ngôi sao khác?