MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA 8

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT                                                             
Thời gian làm bài: 45 phút
I.Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1(5 điểm)
Dựa vào lược đồ dưới đây (hình 1.1 trong SGK Ðịa lí 8 "Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu"), và kiến thức đã học cho biết:
a)
Phần đất liền Châu Á trải dài từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào?
b) Các phía Bắc, Nam, Ðông, Tây của châu Á tiếp giáp với những châu lục và đại dương nào?
c) Nơi rộng nhất của châu Á theo chiều bắc - nam, đông - tây dài bao nhiêu km? Ðiều đó nói lên đặc điểm gì về diện tích lãnh thổ của Châu Á?
d) Ðặc điểm nổi bậc của địa hình châu Á.
e)Vị trí ÐL, lãnh thổ, địa hình của châuÁ có ảnh hưởng gì tới khí hậu châuÁ?
Câu 2 (2 điểm)
Ðiểm khác nhau cơ bản về tính chất giữa gió mùa đông và gió mùa hạ là gì? Vì sao?
II.Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn một chữ ở đầu ý em cho là đúng:
1) Khu vực có rất ít sông ngòi của châu Á là:
a) Bắc Á.
b) Ðông Á?
c) Nam Á và Ðông Nam Á.
d) Tây Nam Á và Trung Á.
2) Ý nào không thuộc đặc điểm dân cư châu Á?
a) Châu lục đông dân nhất thế giới.
b) Dân cư thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rê-pê-ô-ít.
c) Tỉ lệ gia tăng dân số cao.
d) Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm.
3) Nơi có mật độ dân số tập trung cao nhất ở châu Á là:
a) Khu vực có khí hậu ôn đới ở Bắc Á.
b) Khu vực khí hậu gió mùa.
c) Tây Á và Trung Á.
d) Ý a và b.
Ðáp án và biểu điểm:
I. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: 5 điểm
a) Phần đất liền Châu Á trải từ vĩ độ 77044B tới 1016B.       0,5 điểm
b) Bắc giáp Bắc Băng Dương, Nam giáp Ấn Ðộ Dương, Tây giáp châu Âu, châu Phi, Ðịa Trung Hải, Ðông giáp Thái Bình Dương.             0,5 điểm
c) Nơi rộng nhất theo chiều Ðông Tây: 9200km, theo chiều Bắc Nam: 8500 km. Ðiều đó chứng tỏ châu Á có lãnh thổ rất rộng lớn.             1 điểm
d) Ðịa hình châu Á rất phức tạp, có nhiều núi, sơn nguyên cao đồ sộ chạy theo 2 hướng chính Ð-T hoặc B-N và nhiều đồng bằng rộng lớn nằm xen kẻ nhau.
e) Ảnh hưởng: châu Á có đủ các đới khí hậu, có nhiều khí hậu, khí hậu lục địa và khí kậu gió mùa chiếm diện tích lớn.                        2 điểm
Câu 2: 2 điểm (mỗi ý đúng 1 điểm)
- Gió mùa đông lạnh và khô vì xuất phát từ các áp cao trên lục địa.
- Gió mùa mùa hạ mát và ẩm vì thổi từ đại dương vào.
II. Phần trắc nghiệm khách quan: 3 điểm (mỗi ý đúng 1 điểm)
 Câu 1: d              Câu 2: c                Câu 3: b

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I    (60 phút)
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
Dựa vào lược đồ dưới đây (lược đò tự nhiên khu vực Nam Á trong SGK) và kiến thức đã học cho biết:
a) Từ bắc xuống nam, Nam Á có những dạng địa hình chính nào?
b) Ðịa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu Nam Á?
Câu 2 ( 3 điểm)
Ðông Á gồm những quốc gia và lãnh thổ nào? Kể tên hai sông lớn nhất của phần đất liền Ðông Á. Chế độ nước của hai sông này có đặc điểm gì? Vì sao?
Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu dưới đây:
1. Châu Á là châu lục có:
a) Số dân rất đông, dân cư chủ yếu là người Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít.
b) Số dân đông nhất trong các châu lục, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít.
c) Số dân đông, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít.
d) Số dân đông nhất trong các châu lục, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môn-gô-lô-ít.
2. Nhật Bản là nước có nền kinh tế:
a) Phát triển cao nhất thế giới.
b) Phát triển nhất trong các nước ở châu Á.
c) Ðứng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
d) Cả hai ý b và c.
Câu 2: Các câu sau đúng hay sai? Hãy điền đầu câu chữ Ð đối với câu đúng, chữ S đối với câu sai:
a) Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất châu Á.
b) Than đá là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Tây Nam Á.
c) Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa với tốc đô? nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng là Xin-ga-po, Hàn Quốc.
d) Nhờ tất cả các ngành công nghiệp phát triển ở trình độ cao nên Bru-nây, Cô-oét, Ả-rập Xê út. có thu nhập rất cao.
Câu 3: Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng. Em hãy sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.

          A- Miền khí hậu

                 B- Nơi phân bố                     

1. Khí hậu lạnh

2. Khí hậu gió mùa ẩm

3. Khí hậu lục địa khô hạn

4. Khi hấu cận nhiệt địa trung hải

a. Phía tây châu Á

b. Trong vùng nội địa

c. Ðông Á, Ðông Nam Á và Nam Á

d. Toàn bộ miền Xi-bia của nước Nga

 

Ðáp án và biểu điểm:

I. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: 4 điểm
a) Các dạng địa hình: 2 điểm
- Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya hùng vĩ chạy từ T sang Р 0,5 điểm
-Phía Nam là sơn nguyên Ðê can tương đối thấp. Rìa Tây và Ðông là các dãy núi Gát Tây và Gát Ðông. 1 điểm
- Giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng 0,5 điểm
b) Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu : 2 điểm (mỗi ý đúng 1 điểm)
- Dãy Himalaya ngăn ảnh hưởng của gió mùa mùa đông nhưng lại chắn gió mùa mùa hạ làm cho đồng bằng sông Hằng có nhiều mưa, có nơi mưa nhiều nhất thế giới.
- Dãy Gát Tây, Gát Ðông ngăn ảnh hưởng có gió mùa mùa hạ làm cho vùng nội địa ít mưa.
Câu 2: 3 điểm
a) Ðông Á gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Ðài Loan   0,5đ                                                  
b) Hai sông Hoàng Hà và Trường Giang 0,5đ                                          
c) Thủy chế: theo mùa, lũ lớn vào cuối hạ đầu thu do Ðông Á có khí hậu gió mùa. Mưa tập trung vào mùa hạ.
II. Phần trắc nghiệm khách quan: 3 điểm
Câu 1: 1 điểm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
 1: b                         2: d
Câu 2: 1 điểm ( mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
a: Ðúng                      c: Sai
b: Sai                        d: Sai
Câu 3: 1 điểm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
 1 - d          2 - c              3 - b               4 - a 

Một số đề kiểm tra khác

ÐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)

   I- Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu1: (1 điểm): Nối ý ở cột A với ý ở cột B để trở thành ý đúng
- Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến đổi và chia ra thành 3    giai  đoạn chính như sau:

A

B

1. Giai đoạn tiền Cambri

2. Giai đoạn cổ kiến tạo
 3. Giai đoạn tân kiến tạo 

       a-Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn
b-Tạo nền móng sơ khai của lãnh thổ.
    c-Phát triển mở rộng và ổn định lãnh thổ

 

Câu 2: (1 điểm)
Ý nào dưới đây không thuộc đặc điểm của biển Việt Nam
a-     Biển tương đối kín gió
b-     Thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa Ðông Nam Á
c-     Biển nóng quanh năm, chế độ hải văn theo mùa, theo vĩ độ, độ sâu
d-     Thủy triều phức tạp và độc đáo (tạp triều và nhật triều)
e-     Ðộ muối trung bình của biển 40 - 43%0
Câu 3: (1 điểm)
Hãy chọn câu đúng và tréo ở đầu câu
- Nguồn khoáng sản nước ta:
a- Phong phú đa dạng
b- Phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ
c- Có một số mỏ có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí đốt, bôxit, sắt, crôm, thiếc, apatit, đất hiếm và đá vôi.
II- Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (5 điểm)
- Dựa vào hình dưới đây (24.1/SGK) Lược đồ khu vực biển Ðông, bảng (23.2/SGK) các điểm cực trên phần đất liền VN và kiến thức đã học em hãy cho biết:
a- VN gắn liền với châu lục nào?
b- VN có chung biên giới trên bộ và trên biển với những quốc gia nào?
c- VN là bộ phận trung tâm của khu vực Ðông Nam Á thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. Em hãy cho ví dụ chứng minh cho nhận xét trên.
d- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền VN kéo dài bao nhiêu vĩ độ, bao nhiêu km? Nằm trong đới khí hậu nào? Nơi hẹp nhất từ Tây sang Ðông bao nhiêu km? Ðiều đó nói lên đặc điểm gì về diện tích lãnh thổ và có ảnh hưởng gì đến các điều kiện tự nhiên?
Câu 2: (2 điểm)
Vì sao phải bảo vệ tài nguyên khoáng sản nước ta

ÐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)

I- Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp

        A- Ðặc điểm sông ngòi VN   

   B- Nguyên nhân                     

1. Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp chủ yếu là sông ngắn dốc     
2. Chảy theo hai hướng chính: TB-ÐN và hình vòng cung
3. Chế độ nước theo mùa: + Mùa lũ
                       + Mùa cạn
4. Sông ngòi nhiều phù sa            

                                 

a- Ðịa hình chủ yếu là đồi núi.Mưa tập trung theo mùa
b- Khí hậu VN mưa nhiều, lãnh thổ hẹp ngang nhiều đồi núi
c- Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
d- Ðịa hình có hai hướng chính: TB-ÐN và vòng cung

Câu 2: (1 điểm) Những nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
    a- Chiến tranh hủy diệt
    b- Khai thác quá mức phục hồi
    c- Ðốt rừng làm nương rẫy
    d- Quản lý bảo vệ kém
    e- Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 3: (1 điểm)
Ðặc tính nào sau đây không phải của đồng bằng sông Hồng?
    a- Có hệ thống đê lớn ngăn lũ
    b- Có nhiều ô trũng nhân tạo
    c- Có mùa đông lạnh
    d- Có đất phù sa chua, mặn, phèn
II- Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (5 điểm) Dựa vào hình (28.1/SGK) Lược đồ địa hình VN dưới đây và kiến thức đã học em hãy cho biết:
     a- Ðặc điểm chung của địa hình nước ta
     b- Ðịa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào, địa hình cao nguyên Badan tập trung nhiều ở miền nào?
Câu 2: (2 điểm) Vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta và rút ra nhận xét, nêu giá trị sử dụng của mỗi loại.
    + Ðất Feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên
    + Ðất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên
    + Ðất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên

                                                       ÐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)
(Phần Tự nhiên Việt Nam từ bài 22 đến bài 27)

Phần I . Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm)
Tréo dấu (x) vào câu đúng nhất:
Ðịa hình cực đông phần đất liền của nước ta là:
a/ Xã Ðất Mũi           o
b/ Xã Lũng Cú          o
c/ Xã Vạn Thanh        o
d/ Xã Sín Thầu.         o
Câu 2: (1 điểm)    Nối các dữ kiện sau cho đúng:

A TL B
    1. Gió Ðông Bắc trên biển Ðông        a. Phát triển từ đêm đến sáng
    2. Gió Tây Nam trên biển Ðông        b. Từ tháng 10 đến tháng 4

    3. Giông trên biển Ðông

       c. Từ tháng 5 đến tháng 9

    4. Chế độ thủy triều ở vịnh Bắc Bộ

       d. Toàn nhật

 Câu 3: (1 điểm) Tréo dấu (x) vào câu đúng nhất:
Vị trí địa lý tự nhiên nước ta rất thuận lợi vì:
a. Ở khu vực Ðông Nam Á                                                                                       o
b. Hướng ra biển Ðông                                                                                            o
c. Vị trí cầu nối giữa các khu vực tự nhiên, kinh tế, xã hội của châu Á và thế giới           o
d. Gắn với đất liền và biển                                                                                        o
Phần II.  Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Vị trí địa lý tự nhiên nước ta có những đặc điểm chính nào? Vị trí đó tạo ra thuận lợi cơ bản nào?
Câu 2: (3 điểm)
Nêu rõ các đặc điểm lãnh thổ nước ta.                                                              

HƯỚNG DẪN THU HOẠCH
Ðợt tập huấn giáo viên dạy Ðịa Lý lớp 8

1. Nêu những nhận thức cơ bản về mục tiêu giáo dục của nội dung chương trình môn Ðịa Lý lớp 8.
2. Qua lớp tập huấn, anh (chị) hãy lập đề cương làm rõ cấu trúc chương trình và các nội dung lớn của sách giáo khoa Ðịa Lý lớp 8 .
3. Trình bày những phương pháp dạy học đổi mới để thực hiện tốt yêu cầu dạy-học bộ môn Ðịa Lý lớp 8. Qua đó minh họa bằng một giáo án tự chọn (theo phân phối chương trình) và một đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) có đáp án hướng dẫn chấm kèm theo.